Sư phạm phê phán

Sư phạm phê phán là một phương pháp giảng dạy nhằm giúp người học đặt câu hỏi đối với và thách thức lại sự thống trị, và những niềm tin và thực hành mang tính thống trị. Nói một cách khác, đây là một lý thuyết và thực tiễn giúp người học đạt được nhận thức phê phán. Ira Shor, nhà giáo dục sư phạm phê phán, định nghĩa sư phạm phê phán làNhững nếp nghĩ, đọc, viết và nói tìm xuống dưới ý nghĩa bề mặt, những ấn tượng ban đầu, những thần thoại chủ đạo, những lời tuyên bố chính thức, những khuôn sáo lâu đời, những châm ngôn vững chắc, và những ý kiến đơn thuần, để hiểu được ý nghĩa sâu sắc, nguyên nhân cội rễ, bối cảnh xã hội, ý thức hệ, và những hệ quả cá nhân của hành động, sự kiện, hiện vật, quá trình, tổ chức, trải nghiệm, văn bản, vấn đề, chính sách, truyền thông đại chúng, hoặc diễn ngôn (Trao quyền Giáo dục, 129).Trong cách giảng dạy này, nhà giáo dẫn dắt học sinh nghi vấn những ý thức hệ và thực hành được coi là áp chế (bao gồm ngay cả chính những gì diễn ra trong nhà trường), và khuyến khích những hành động cá nhân và tập thể giải phóng bản thân ra khỏi những điều kiện thực tế trong đời sống của chính mình.Người học thường xuất phát như thành viên một nhóm hoặc một quá trình mà họ cần tìm hiểu một cách phê phán (bao gồm tôn giáo, bản sắc quốc gia, các chuẩn mực văn hóa, hoặc những vai trò được trông đợi). Sau khi đã đạt tới điểm thức nhận, ở đó người học bắt đầu nhận ra xã hội hiện tại của họ có vấn đề sâu sắc, họ sẽ được tiếp tục cổ vũ chia sẻ tri thức này nhằm vào một nỗ lực hướng tới thay đổi bản chất áp bức của xã hội.